ICTsharing - Blog chia sẻ kiến thức về ICT: Apache

Hot

Post Top Ad

Hiển thị các bài đăng có nhãn Apache. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Apache. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Chia Sẻ Khóa Học Lập trình PHP: Thu thập (Cào) Dữ liệu Website qua 2 Dự án Web Crawler - Web Spider

18:06 0

Học xong khóa học này bạn có thể ?
  • Viết ra các đoạn script, những dự án tin tức
  • Viết ra các đoạn script, những dự án truyện tranh
  • Viết ra các đoạn script, những dự án nhạc
  • Viết ra các đoạn script, những dự án xổ số
  • Có khả năng làm các trang web như Tổng hợp TT Khuyến Mãi, Web So Sánh giá

Ai có thể học khóa học này ?
  • Các học viên yêu thích lập trình
  • Những lập trình viên có website cần dữ liệu bổ sung
  • Những lập trình viên android/IOS muốn tạo các script lấy data để làm ứng dụng
  • Những lập trình viên PHP muốn tạo các script lấy data để làm website
  • Các bạn cần dữ liệu để nghiên cứu, phân tích thông tin
* Web Crawler - Web Spider - Thu thập, Cào và Bóc tách dữ liệu là một kỹ thuật khá hay và rất phổ biến đối với những trang web Tổng hợp thông tin.

* Đây là khóa học hướng dẫn các Bạn qua đó có góc nhìn tổng quan về việc lấy dữ liệu đồng thời hướng dẫn các kĩ thuật lập trình liên quan tới việc lấy dữ liệu từ các website thực tế.

* Bạn sẽ tiếp xúc tới các kĩ thuật mới nhất, được làm việc với CURL, mysql, DOM, folder, file...qua đó các bạn có thể lấy được data cho website mình.

*Hoàn thành khoá học bạn có thể viết những đoạn mã để lấy - thu thập các dữ liệu từ tất cả các nguồn web khác về website của mình như Tổng hợp thông tin Khuyến Mãi, Website So sánh giá từ các nguồn, Website tổng hợp kiến thức, Website Tổng hợp tin tức, Website Tổng hợp truyện tranh.


Xem thêm

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Khái niệm và cấu chúc chuỗi, cách sử dụng chuổi Json

19:18 0
Khi bạn muốn xây dựng một ứng dụng nhỏ gọn bạn không muốn phải sử dụng hệ cơ sở dữ liệu như mysql, SQL server, .. vì muốn sử dụng nó buộc phải cài đặt nó.
Trường hợp này người sử dụng nghĩ ngay ra giải pháp sử dụng sql lite hay XML để lưu trữ, nhưng hiện nay thì có một chuẩn CSDL khác nữa đó là JSON. Vậy JSON là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua các phần dưới đây.

JSON là viết tắt của Javascript Object Notation, là một dạng dữ liệu tuân theo một quy luật nhất định mà hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện nay đều có thể kết hợp được với nó.
Tại sao? lại là Json mà không phải là XML vì Json có thể lưu trữ dữ liệu được nhiều hơn XML, mặt khác Json có thể lưu trữ được dạng mảng hoặc Object. Json là nền tảng của Javascript do vậy chúng ta chỉ cần hiểu về javascript là có thể làm việc được với JSON. Ngoài ra, nếu lưu trữ dạng XML phải sử dụng DOM để quét rất cực...

Vậy định dạng của JSON như thế nào:

 {
    "tên":"giá trị",
    "teen2":"giá trị 2",
    ............................
}
Ví dụ:

Json = {
  "name":"ictsharing.com",
  "domain":"www.ictsharing.com",

}

Giờ đưa vào ứng dụng nó nhé.
Tạo một file html testjson.html đơn giản để lấy nội dung của dữ liệu từ json nhé.


Trường hợp nếu dữ liệu được lưu dưới dạng mảng thì chúng ta làm thế nào?

Json = "Tên":[
 {"tên":"giá trị"},
 {"tên":"giá trị 2"},
 ...................................
]

Để có thể truy cập lấy được dữ liệu giá trị 2 trường hợp này chúng ta sẽ đi từ ngoài vào trong tới phần tử cần lấy với cú pháp như sau:

=> Json tên[1].tên 

1 - là phần tử thứ 2 của mảng tính từ 0.

Ví dụ thực tế:



2 ví dụ trên là trường hợp lấy dữ liệu đơn giản, trong trường hợp mảng phức tạp hơn thì chúng ta lấy như thế nào?

Ví dụ: có chuỗi json3 có các mảng rất phức tạp như hình ảnh.



Các ví dụ trên chỉ là cách lấy dữ liệu thủ công, trường hợp liệt kê ra một loạt các dữ liệu sử dụng vòng lặp  foreach thì sao?



Qua bài này mình muốn lưu trữ lại kiến thức trường hợp đọc khó hiểu xin vui lòng comment bên dưới mình sẽ chỉ lại nhé.

Bài này hướng dẫn cách sử dụng Json và cách lấy dữ liệu của json hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn.
Xem thêm

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Sử dụng MySQL trong centos và Các câu lệnh cơ bản trong MySQL

16:12 0
Hướng dẫn sử dụng MySQL cơ bản, bài này mình sử dụng môi trường:
- MySQL phiên bản: 5.7.24
- Hệ điều hành Centos 6.9

1. Cách kiểm tra phiên bản MySQL đang sử dụng:
mysql --version

2. Đăng nhập vào MySQL với tài khoản người sử dụng là root:

mysql -u root -p

Nhập mật khẩu root đăng nhập vào MySQL như hình dưới đây


3. Tạo một cơ sở dữ liệu mới và một người dùng mới (create a new MySQL User and Database)
 Câu lệnh bên dưới sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một cơ sở dữ liệu và một người dùng mới như sau:
create database testdb;
create user 'testuser'@'localhost' identified by 'password';
grant all on testdb.* to 'testuser' identified by 'password';
Trong đó:
 - Dòng 1 là tạo một cơ sở dữ liệu mới
 - Dòng 2 tạo một người dùng mới (user) và mật khẩu cho người dùng mới với địa chỉ server localhost
 - Dong 3 sau khi tạo xong cơ sở dữ liệu và người dùng chúng ta phải gán quyền database mới với người dùng (user) mới.

Ngoài ra, có thể làm cách ngắn hơn bằng cách tạo cơ sở dữ liệu mới rồi tạo user (người dùng) mới thông qua lệnh gán như sau:
create database testdb;
grant all on testdb.* to 'testuser' identified by 'password';

4. Thoát khỏi MySQL
exit

5. Lệnh khởi động và dừng hoạt động mysql 
  - Khởi động MySQL
[root@localhost ~]# service mysqld start
 - Dừng MySQL
[root@localhost ~]# service mysqld stop

6. Lệnh phân quyền truy cập cho MySQL
Đây là lệnh rất quan trọng khi server chết mà không kịp backup dữ liệu mysql. Backup copy thư mục database rồi cài mới lại server paste vào thư mục server mới.
 [root@localhost ~]# sudo chown -R mysql:mysql /var/lib/mysql

Xem thêm

Hướng dẫn Backup và Restore MySQL Database với mysqldump

15:01 0
 Khi chưa biết lệnh này mình vẫn thường xuyên sử dụng MySQL Workbench hoặc phpmyadmin để thực hiện việc backup cơ sở dữ liệu trên các website Joomla, wordpress, web PHP... nó thường gặp phải các vấn đề như file database quá nặng hoặc lỗi ...

 Tuy nhiên, khi bạn quản lý trực tiếp server linux hoặc cloud amazon ... bạn sử dụng lệnh backup database thật sự rất hiệu quả. 

 Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng câu lệnh mysqldump backup và khôi phục dữ liệu.

1. Backup MySQL Database

Giả sử bạn muốn backup một cơ sở dữ liệu trên MySQL server là mydatabase.
Vậy để backup MySQL với lệnh mysqldump tên cơ sở dữ liệu là mydatabase ta có dòng lệnh sau:
mysqldump -u root -p mydatabase > my_database.sql

Sau đó nhấn Enter bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu cho người dùng (user) tên là root hoặc tên khác nếu không phải là root.
 - Nếu thành công thì MySQL sẽ tạo một tập tin với tên là my_database.sql ở thư mục hiện tại trên terminal. Thông thường mình sẽ tạo một thư mục trên terminal là backup sau đó trỏ về thư mục backup:
[root@localhost backup]# sudo mysqldump -u root -p mydatabase > 20181219-mydatabase.sql
  - Nếu không thành công hiển thị lỗi:
 mysqldump command not found
Thì bạn cần sử dụng đường dẫn đầy đủ của tập tin chương trình mysqldump. Mặc định tập tin này nằm ở thư mục bin bên trong thư mục cài đặt MySQL trên server


2. Restore MySQL Database (Trường hợp khôi phục cơ sở dữ liệu)

Bạn cần khôi phục tập tin cơ sở dữ liệu 20181219-mydatabase.sql chứa dữ liêu đã được backup từ ngày 19/12/2018 của database có tên là mydatabase trên server. Thời gian sau bạn tác động đến dữ liệu trên server và vô tình xóa mất một số dữ liệu và muốn khôi phục (restore) dữ liệu lại bạn chạy lệnh sau:

mysql -u root -p mydatabase < 20181219-mydatabase.sql
Nhấn Enter bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu cho người dùng root.
Cuối cùng bạn vào xem kết quả nhé.



Xem thêm

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Kỹ thuật xử lý Ajax - bài 2

17:44 0
Ở bài 2 về kỹ thuật xử lý Ajax này chúng ta sẽ học được:
 - Ở bài đầu tiên sử dụng hàm .load() gặp phải nhược điểm nó load toàn bộ những gì có trong trang B về trang A.
 - Bài này sử dụng hàm .get() hoặc hàm post() để lấy dữ liệu tùy biến từ trang B.

Cấu trúc như sau:
$.get("link_toi_trang_khac" , {tham_so_truyen_vao} , function(data){ $(".noidung").html(data);   });
Ví dụ:
$.get("b.php" , {tuoi:"20 tuổi"}, function(data){ $("#noidung").html(data); });
 Trang b.php


Trang a.php


Kết quả khi chạy:


Sử dụng tương tự với .POST
Xem thêm

Kỹ thuật xử lý Ajax - bài 1

16:41 0
Kỹ thuật xử lý Ajax trong một số trường hợp rất quan trọng trong trường hợp xử lý phân trang hoặc load dữ liệu từ database mà không làm ảnh hưởng tới các vị trí bên cạnh. Giúp tiết kiệm tài nguyên cho web.

Sau bài này bạn sẽ hiểu được:

- Ajax là gì? khi nào nên sử dụng Ajax.

- Gọi hàm Ajax với Jquery


1. Ajax là gì? khi nào nên sử dụng Ajax.

Ajax là viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML - kỹ thuật kết hợp hai tính năng mạnh của JavaScript được các nhà phát triển đánh giá rất cao:

• Gửi yêu cầu (request) đến máy chủ mà không cần nạp lại trang
• Phân tách và làm việc với XML

Vậy khi nào nên sử dụng ajax:

1. Tính năng "Auto save" (lưu tự động): Sử dụng Ajax, bạn có thể bắt chước tính năng của các phần mềm soạn thảo tự động lưu những gì người dùng đã gõ được sau một khoản thời gian nhất định (sẽ thật tuyệt nếu như các trình webmail có tính năng này.


2. Kiểm tra trùng lặp: bạn tạo ra một mẫu đơn đăng ký với yêu cầu là tên đăng nhập phải không bị trùng lặp với bất kỳ ai trong cơ sở dữ liệu. Ajax sẽ giúp bạn kiểm tra trực tiếp trên trình duyệt của bạn xem các thông tin có bị trùng lặp không?  (khi bạn đăng ký gmail chẳng hạn)

3. Dịch trực tuyến: bạn có thể sử dụng Ajax để tạo ra tính năng cho phép người dùng chỉ cần chọn một từ trên trang web của bạn và hiển thị từ tương ứng của các ngôn ngữ khác (sử dụng các dịch vụ của các trang tự điển)

4. Các trang bán hàng trực tuyến: cập nhật theo thời gian thực danh sách những gì người mua chọn và giá cả mà không cần phải tải lại trang web (ví dụ người dùng nhấn chọn thêm một mặt hàng, ngay lập tức nó xuất hiện trong danh sách bên cạnh và tổng giá tiền cũng sẽ được cập nhật tương ứng)

5. Hệ thống đánh giá ở các trang web nhạc số: Người dùng nhấn một nút đánh giá và ngay lập tức nó sẽ được cập nhật vào hệ thống (hai trang Nhạc Số và Nhạc Việt có lẽ nên tìm hiểu áp dụng kỹ thuật này)

Ví dụ:
- Tạo một trang A có nội dung: Đây là nội dung của trang A
- Tạo một trang B có nội dung: Đây là nội dung của trang B.
Sử dụng kỹ thuật Ajax để xử lý khi mở trang A ra thì nó tự động hiển thị cả nội dung trang B. 

Ta có code nội dung trang A như sau:
 a.php

Trong đó chú ý:
Link thư viện của jquery
<script type="text/javascript" src="https://code.jquery.com/jquery-3.3.1.min.js"></script>
Sử dụng hàm .load để load trang b.php

Ta có nội dung trang B như sau:
 b.php
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="UTF-8">
<title>Trang B</title>
</head>
<body>
<p>Đây là nội dung Trang B</p>
</body>

</html>

Kết quả khi vào trang A sẽ hiển thị nội dung như hình ảnh sau:
Xem thêm

Post Top Ad

Your Ad Spot