ICTsharing - Blog chia sẻ kiến thức về ICT: Seo

Hot

Post Top Ad

Hiển thị các bài đăng có nhãn Seo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Seo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

10 SỰ THẬT KHỦNG KHIẾP VỀ QUẢNG CÁO GOOGLE ADWORDS

15:50 0

Sau gần 1 năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông online, đặc biệt chuyên sâu trong việc  triển khai quảng cáo Google Adwords (QCGA) cho rất nhiều các cá nhân, và các doanh nghiệp Việt Nam, đây có lẽ là bài viết tổng kết đầu tiên của tôi, và cũng là những gì tâm huyết nhất tôi muốn chia sẻ về các vấn đề anh chị cần phải biết khi muốn chạy Google Adwords hoặc thuê 1 đối tác giúp mình thực hiện quảng cáo. 

Bài viết phù hợp với những anh chị đã có hiểu biết sơ lược hoặc đã từng chạy quảng cáo Google Adwords. 

Chúng ta bắt đầu, (cùng đếm ngược)...

10. Quảng cáo của bạn có đang được chạy đúng vùng miền như nhà quảng cáo cam kết?


Như anh chị đã biết, Google cho phép hiển thị quảng cáo theo vùng miền (giới hạn nhỏ nhất là tỉnh, thành phố). Ví dụ anh chị có thể chỉ cho hiển thị quảng cáo tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh.

Nếu anh chị tự triển khai quảng cáo điều này không vấn đề. Nhưng anh chị thuê 1 đối tác khác thì cần lưu ý xem quảng cáo của mình có đang chạy đủ các vùng miền như trong cam kết hợp đồng hay không.

Tôi đã từng biết 1 KH đi thuê chạy QCGA, bên đối tác cam kết chạy quảng cáo toàn miền Bắc, trong thỏa thuận là từ tỉnh Hà Tĩnh đổ ra Bắc. Nhưng khi khách hàng này search quảng cáo tại thành phố Thái Nguyên, quảng cáo không hề hiển thị. Điều này có nghĩa là các khách hàng (KH) tại Thái Nguyên, dù có search từ khóa bạn chạy quảng cáo thì quảng cáo của bạn cũng không hề hiển thị.

Việc này thật bất lợi cho anh chị vì anh chị sẽ không có KH nào tại Thái Nguyên hết. Đồng thời việc này đã giúp tiết kiệm chi phí cho bên triển khai quảng cáo cho anh chị, nhờ tiết kiệm chi phí click trả cho Google (GG) đối với các KH tại Thái Nguyên. 

09. Anh chị có chắc sử dụng gói cước cam kết top, hiển thị 24/24, quyền lợi của anh chị vẫn được đảm bảo tối đa?


Câu trả lời là không! Mạng quảng cáo của Google không chỉ có mạng tìm kiếm - tức là trang tìm kiếm www.google.com.vn mà anh chị vẫn hay tìm kiếm thông tin. Mạng quảng cáo của Google còn có:
- Mạng hiển thị: GG liên kết với hàng nghìn website lớn tại Việt Nam, và hàng triệu website trên thế giới. Với các mạng này, GG sẽ tự động cho hiển thị quảng cáo của anh chị trên các website liên kết, và các ứng dụng tùy chọn. Quảng của anh chị sẽ không hiển thị trên mạng hiển thị, mà chỉ hiển thị trên mạng tìm kiếm nếu không được cài đặt.

- Mạng quảng cáo Mobile ads (bao gồm mobile search và mobile app) của Google: Tương tự như trên, GG cho hiển thị quảng cáo của anh chị mặc định trên các trang liên kết và các ứng dụng trên mobile. Điều này có nghĩa là, việc kiểm tra hiển thị quảng cáo chỉ trên trang tìm kiếm không đảm bảo việc quảng cáo của anh chị đang được sử dụng tối đa ngân sách, nếu quảng cáo chỉ xuất hiện trên trang tìm kiếm mà không được cài đặt hiển thị trên mạng hiển thị và mobile ads. Điều này lại làm giảm hiệu quả tối đa quảng cáo của anh chị, và tiết kiệm chi phí cho các công ty thực hiện quảng cáo.

08. Giá trả cho GG là giá đấu thầu?


Có lẽ anh chị đều biết, GG thì chỉ có 1 trang tìm kiếm duy nhất. Và trang đầu tiền GG cũng chỉ cho hiển thị tối đa 12 nhà quảng cáo (12 link quảng cáo). Đặc biệt hơn, sẽ chỉ có 3 nhà quảng cáo (3 link quảng cáo) được đứng top 1 2 3, từ link thứ 4 trở đi link quảng cáo sẽ xuất hiện bên tay phải trang hoặc dưới chân trang.

Như vậy, anh chị có thể hình dung sơ lược về tính “cạnh tranh khốc liệt” khi chạy QCGA. 

Bằng chứng là đa phần các lĩnh vực tiêu dùng, hoặc thiết yếu, nếu không biết cân đối, chi phí quảng cáo có thể còn cao hơn doanh thu của anh chị. Bằng chứng nữa là, rất nhiều công ty, cá nhân chỉ đầu tư quảng cáo theo mùa vụ, mùa vụ tốt thì chạy quảng cáo, mùa vụ không tốt thì không dám đầu tư thêm cho quảng cáo. Điều này có nghĩa là GG là bên có lợi nhất, bất lợi xảy đến với cả các cá nhân và các đơn vị chạy quảng cáo.

07. Bấp bênh về chuyện báo giá dịch vụ Google Adwords?


Nếu anh chị làm trong lĩnh vực Google Adwords, sẽ biết một điều rằng không có bất kỳ công thức báo giá chung nào từ phía Google dành cho khách hàng. Các công ty triển khai dịch vụ của Google tự đưa ra báo giá và gửi cho khách hàng dựa trên số lượt tìm kiếm trung bình 1 tháng, mức độ cạnh tranh của từ khóa, và giá gợi ý trên từng từ khóa thông qua công cụ Keywords tool của Google (các số liệu này thay đổi thường xuyên dựa trên đo đạc thực tế từ trang tìm kiếm của Google). 

Thực tế này đã dẫn đến việc các công ty triển khai dịch vụ cho Google tự lên báo giá, thậm chí nhân viên kinh doanh tự báo giá cho KH. Đến khi chạy trên thực tế, nếu chi phí KH trả cho dịch vụ cao hơn chi phí trả cho Google thì không sao. Rất nhiều công ty báo giá thấp, chỉ để có được KH ban đầu, nếu hợp đồng chạy lỗ công ty quảng cáo bắt buộc hoặc phải báo giá lại cho khách tới 2-3 lần, hoặc phải mất hợp đồng hoặc phải duy trì lỗ. 

06. Quảng cáo Google Adwords ít thân thiện với người dùng?


Nếu để so sánh Google Adwords và Quảng cáo của Facebook. Có thể nói: Quảng cáo trên Facebook giống như một miếng bánh ăn ngay vậy, hầu hết mọi người dành thời gian tìm hiểu đều có thể tự triển khai (nói thế cơ mà cũng phải kiên nhẫn 1 tí mới được). Trong khi đó, không phải ai cũng biết về Google Adwords. Bằng chứng là rất nhiều các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp đều cần thuê 1 bên khác chạy Google Adwords cho mình. (1-2 năm trở lại đây xu hướng này giảm dần, xu hướng học tự triển khai Google Adwords đang tăng lên, có những công ty có phòng IT riêng tự chăm sóc tài khoản quảng cáo của mình).

05. Báo giá click đồng giá trên mọi từ khóa có hợp lý?


Một số công ty triển khai dịch vụ của Google hiện nay khi chạy gói cước click, thường báo đồng giá (1000đ - 3000đ/1 click) cho mọi đối tượng từ khóa là hoàn toàn không có thực tế.

Như trên tôi đã giải thích, giá click trả cho Google dựa trên 3 thông số: số lượt tìm kiếm trung bình/tháng, mức độ cạnh tranh, và giá thầu gợi ý của Google. Cả 3 thông số này đều có thể bị thay đổi phụ thuộc vào thực tế người tìm kiếm trên trang www.google.com.vn.

Mỗi một từ khóa Google gợi ý một giá riêng là vì như vậy. Khi anh chị triển khai chung 1 giá trên mọi từ khóa (giả sử 1000đ/1 click), đối với các từ khóa cạnh tranh thấp, quảng cáo có thể vẫn hiệu quả, nhưng đối với các từ khóa cạnh tranh trung bình và cạnh tranh cao thì quảng cáo rất ít hiệu quả, do khi bạn trả giá thầu thấp, vị trí hiển thị trên trang tìm kiếm thấp cũng khó thu click hơn, và thế là quảng cáo khó hiệu quả.

Các công ty có trách nhiệm hơn thường báo giá theo 3 mức giá khác nhau cho các từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp, trung bình và cao. Anh chị có thể kiểm tra chi phí trả cho mỗi click của các từ khóa dựa trên báo cáo tự động gửi hàng ngày về qua mail của anh chị. 

Các công ty triển khai quảng cáo có trách nhiệm sẽ làm điều này cho anh chị.

04. Quảng cáo của Google cũng phải “pó tay” với mạng 3G của Việt Nam?


Trong rất nhiều trường hợp, nếu bạn search quảng cáo bằng các thiết bị 3G quảng cáo có thể ko hiển thị, mặc dù trong bảng điều khiển Google báo về là quảng cáo của anh chị vẫn hiển thị bình thường. Xảy ra điều này là do việc xác định địa chỉ IP của máy tính trên vùng địa lý của các nhà mạng Việt Nam chưa được chính xác. Ví dụ: Quảng cáo của anh chị cài đặt chạy toàn miền Bắc. Khi anh chị ngồi tại Hà Nội (thuộc vùng quảng cáo) dùng điện thoại search quảng cáo của mình qua thiết bị 3G, quảng cáo có thể không hiển thị. 

Nguyên nhân là IP điện thoại của anh chị “bị” nhà mạng Việt Nam xác định đang ở trong Đà Nẵng chẳng hạn (không thuộc vùng quảng cáo). Vậy là, mặc dù anh chị vào bảng điều khiển xem quảng cáo chạy bình thường, nhưng search điệnthoại bằng 3G lại không thấy quảng cáo đâu. Điều này, dẫn đến sự không hài lòng của KH, vì họ chỉ biết mình bỏ tiền chạy quảng cáo, nhưng quảng cáo không hề được hiển thị. 

Khắc phục điều này thế nào? 

Để khắc phục và kiểm tra quảng cáo anh chị nên search trên laptop, hoặc PC, bằng thiết bị wifi, dây nối mạng chứ không kiểm tra bằng 3G. Để tránh ảnh hưởng của cookie, anh chị cũng nên mở cửa số khách quan rùi mới search (Ctrl + Shift + N).

Anh chị đang chạy quảng cáo Adwords nên biết điều này và thông cảm cho các công ty, các nhân đang giúp anh chị chạy quảng cáo. Vì đó là lỗi không của ai cả, “lỗi của nhà mạng Việt Nam”. (Just kidding, but it’s true! :D)

03. Hiệu quảng cáo không phục thuộc vào số tiền anh chị bỏ ra!


Rất nhìu anh chị chạy quảng cáo từ 1-3 tháng đã dừng và kết luận 1 cậu: “chả thấy hiệu quả gì cả!”. Xin thưa với anh chị. Hiệu quả quảng cáo không chỉ phục thuộc vào yếu tố tiền đầu tư của anh chị dành cho quảng cáo; mà nó còn phục thuộc vào rất nhiều yếu tốkhác như: Dịch vụ anh chị cung cấp có đủ tốt chưa? Báo giá có hợp lý với khách hàng? 

Đặc biệt website của anh chị đã thực sự tương tác tốt, đã đủ để giữ chân khách hàng khi họ truy cập vào website của anh chị chưa? Hãy làm 1 phép so sánh thực tế. 

Anh chị vui lòng truy cập 2 website sau:  http://noithatdaian.vn/ và  http://www.thegioididong.com/

Và tự mình so sánh 2 website: cách báo giá, thông tin chi tiết sản phẩm, các chương trình khuyến mãi dành cho KH, độ tương tác với KH, chế độ chăm sóc KH, màu sắc website...


Anh chị chắc không cần mất quá nhiều thời gian đều có thể tự hiểu vì sao một website cứ chạy quảng cáo là ra tiền, còn một website có đầu tư cho quảng cáo thêm nữa cũng chỉ như muối đổ bể.

02. Một số công ty ngang nhiên vi phạm chính sách chạy quảng cáo của Google!


Như anh chị đã biết, các chính sách quảng cáo của Google rất chặt chẽ (điểm hơn so với Facebook :D). Google cấm quảng trên các lĩnh vực không có tính nhân đạo hoặc trái pháp luật như: rượu, thuốc lá, vũ khí, mại dâm... Thậm chí rất nhiều từ khóa Google không cho phép hiển thị quảng cáo liên quan đến vấn đề bản quyền sản phẩm như Iphone của Apple, hay các từ khóa so sánh hơn nhất như; tốt nhất, rẻ nhất...

Các công ty này “lậu từ” bằng cách viết lái đi (ví dụ iphone 4s thì thành iP 4s). Vậy là quảng cáo vẫn hiển thị, người mua vẫn hiểu nội dung quảng cáo, mà lách được chính sách của Google. Tuy nhiên, câu chuyện không dừng ở đây. Nếu điều này Google phát hiện, các tài khoản này có thể bị khóa luôn, đặc biệt nghiêmtrọng, nếu website của bạn chạy bằng các tài khoản như thế cũng có thể bị Google phạt không cho quảng cáo hoặc đánh tụt điểm đánh giá khi hiển thị trên trang tìm kiếm. 

Anh chị gặp vấn đề tương tự cứ thông tin inbox! :)

01. Rất nhiều công ty đã không sòng phẳng trong thanh toán cho Google.


Không biết anh chị đã từng nghe nói về việc, người ta dùng tài khoản lậu để thanh toán choGoogle chưa?

Hiện nay, với việc mua bán, thanh toán quốc tế hoàn toàn online, việc có một tài khoản lậu để thanh toán quốc tế là hoàn toàn có thực đối với dân IT (@.@). Trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi không thể chia sẻ sâu với anh chị về điều này. Anh chị hiểu điều này có nghĩa là, người ta thanh toán cho Google không phải bằng tài khoản visa của công ty hoặc chính người chạy quảng cáo, mà là bằng một tài khoản mua lậu. 

Rất nhiều công ty báo giá quảng cáo Google với chi phí siêu rẻ so với thị trường là vì như vậy (trừ các trường hợp chạy voucher do Google tặng nhé, mà voucher thì đâu có nhiều và thường xuyên đến vậy). Anh chị đừng vội ham rẻ. Nếu để Google biết được điều này, website của anh chị có thể bị cấm quảng cáo hoặc không còntồn tại trên trang tìm kiếm của Google! (=> Khắc phục điều này, mình làm lại một webbsite mới là được mà! :p).

Trên đây là bài viết mang tính chia sẻ cá nhân.

Anh chị có thắc mắc hoặc muốn giao lưu thêm về vấn đề này, có thể comment hoặc inbox!

Thanks,

Bài viết được tham khảo FB Đàm Thị Xuyến
Xem thêm

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Theo dõi IP của khách truy cập trong google analytics với Google Tag Manager

11:11 0
 Nếu bạn hướng tới là một quản trị web chuyên nghiệp hay là một chuyên gia quảng cáo google ads thì bài viết này rất hữu ích. Giúp bạn loại các địa chỉ IP của đối thủ chuyên đi click ảo khiến ngân sách quảng cáo của bạn bị hao hụt.
 Thông thường để lấy địa chỉ IP của khách truy cập vào web, bạn sử dụng bên thứ 3 để lấy dữ liệu. Tuy nhiên, bài viết này hướng dẫn cách đưa hết vào google analytics cho gọn.
 Kết quả sẽ như hình dưới đây:


  Các bạn thực hiện và đọc kỹ từng bước dưới đây nhé:

Bước 1: Thu thập địa chỉ IP của khách truy cập vào website

Bước này phải kéo địa chỉ IP của khách truy cập vào web bằng cách sử dụng đoạn code javascript ném vào Tag trong Google Tag manager thông qua HTML tùy chỉnh.

Vào Google Tag manager giao diện



Tạo thẻ Tag mới với HTML tùy chỉnh để thu thập địa chỉ IP người dùng bằng cách:
 Vào Tag (thẻ) => Click Mới =>Click vào hình bút chì => Chọn HTML tùy chỉnh và đán đoạn code sau vào như hình dưới:
<script type="application/javascript">
function getIP(json) {
dataLayer.push({"event":"ipEvent","ipAddress" : json.ip});
}
</script>
<script type="application/javascript" src="https://api.ipify.org?format=jsonp&callback=getIP"></script>


Ý nghĩa của đoạn mã Javascript kéo địa chỉ IP của khách truy cập vào web thông qua API của ipify.org để nhận địa chỉ IP miễn phí. Sau đó đẩy nó vào datalayer để Google Tag Manager đọc.

Bước 2: Cài đặt Trình kích hoạt (Trigger)
Để tránh truy vấn API ipify liên tục và có khả năng tăng rất nhiều lần truy cập, các bạn có thể sử dụng kịch bản dưới đây để kích hoạt trên trang đích (trang đầu tiên mà khách truy cập vào xem) trên trang web của các bạn.

Bằng cách này nó chỉ thu thập địa chỉ IP một lần, nó làm việc cho hầy hết các trường hợp vì địa chỉ IP hiếm khi thay đổi trong suốt một phiên.

Tạo trình kích hoạt theo các bước sau:
 Vào Triggers (Trình kích hoạt) => Click chọn New (Mới) => Chọn vào hình bút chì => Page View (Lượt xem trang) và chọn nút Some Page View (Một số lượt xem trang) => Sau đó tùy chỉnh như hình ảnh và cuối cùng điền domain của bạn như hình bên dưới.


Thoát ra ngoài giao diện Triggers (Trình kích hoạt) nhấn Gửi => Không cần phải điền thông tin gì cứ như vậy nhấn Xuất Bản (đây là bước mà mình đọc trên các bài hướng dẫn khác không nói dẫn tới mình không thể thực hiện thành công) xem thêm hình bên dưới



Bước 3: Đẩy địa chỉ IP và biến (Variable)

Chọn Biến (Variable) => chọn Mới => vào Hình bút chì => Loại biến Chọn Biến lớp dữ liệu => Tên biên lớp dữ liệu chọn ipAddress
(Lưu ý: viết hoa viết thường giống trong đoạn code bước 1 trong phần dataLayer.push)
Làm theo như hình dưới.

Bước 4: Tạo trigger để lôi địa chỉ IP ra google analytics
Bước này sau này sẽ kết hợp với Tag (thẻ) Universal Analytics để lôi dữ liệu IP ném qua google Analytics để xem.

Chọn Triggers (trình kích hoạt) => New (mới) => Click hình bút chì => Sự kiện tùy chỉnh. => Tên sự kiện đặt ipEvent (đây là tên sự kiện ở bước 1 phần dataLayer.push) làm như hình bên dưới.


Bước 5: Thêm trường ip Address hiển thị trong Google Analytics
Chuyển sang trang chủ của google analytics để thêm trường hiển thị trong Google Analytics.
Từ bước 1 tới bước 4 ở trên nhằm mục đích lấy dữ liệu IP người dùng vào website. Để xuất ra Google Analytics xem thì phải sử dụng thêm một khâu nữa là tạo thứ nguyên tùy chỉnh để xem trong landing page đó những IP nào vào xem.

Vào Admin (hình bánh răng phía dưới phía bên trái màn hình - hình bánh răng) => Trong phần thuộc tính tìm định nghĩa tùy chỉnh => Chọn thứ nguyên tùy chỉnh => Đặt tên thứ nguyên (ip Address)




Lưu ý: Sau khi tạo thứ nguyên tùy chỉnh, các bạn nhìn rõ phần chỉ mục tương ứng thứ nguyên xem dữ liệu là số mấy nhằm mục đích phục vụ cho bước 6. ở đâu Chỉ mục là số 1

Bước 6: Thêm Tag Universal Analytics mới
Để Trigger bước 4 có thể trả về IP mà xem trong Google Analytics, các bạn cần tạo và tùy chỉnh một Tag Universal Analytics mới như dưới đây và kết nối chúng lại với nhau.
Lần lượt thực hiện theo thứ tự trong ảnh trên.
Vào Tag (Thẻ) => Chọn Mới => Chọn Hình bút chì chọn Google Analytics - Universal Analytics => chọn Bật cài đặt ghi đè trong thẻ này => Nhập ID theo dõi => chọn Cài đặt khác => Thứ nguyên tùy chỉnh

Trong đó:
 - Phần chỉ mục số "1" trong hình phải tương ứng với chỉ mục ở hình 2 trong bước 5
 - Phần giá trị thứ nguyên lấy luôn biến là {{ip Address}} đã tạo ở bước 3.
 - Kết nối thẻ (Tag) này với trình kích hoạt ở bước 4 (ipEvent)
 - Mã ID theo dõi lấy trong phần admin của Google analytics như hình dưới đây

Lưu ý:
Sau khi thực hiện xong bước 6 này chúng ta lại cho xuất bản một lần nữa như hình dưới, chọn Gửi góc trên cùng bên phải. Sau đó không cần nhập thêm gì nữa và nhấn Xuất bản 


Bước 7: xem thành quả trong Google Analytics
Các bạn chỉ cần truy cập vào mục HÀNH VI => Nội dung trang web => Tất cả các trang => chọn ngày => vào link cần xem => Chọn thứ nguyên phụ "ip Address".


Kết quả:

Lưu ý:
 Sau khi thực hiện xong 7 bước trên các bạn có thể lấy ngay được địa chỉ IP nếu có người dùng vào xem website. Dữ liệu IP này chỉ hiển thị được từ ngày cài đặt về sau mà thôi.
 Web của mình ít người truy cập phải ngày hôm sau mới xuất hiện.

Mình mất rất nhiều thời gian để làm việc này qua bài hướng dẫn trên blog của Tiến Anh do bài viết không hướng dẫn kỹ phần:
 - Lấy ID theo dõi
 - Nhấn Gửi rồi nhấn Xuất bản ở mục Tag khi thêm 2 tag (Detect IP address; Universal Analytics)

Sau khi xem rất nhiều các bài viết trên mạng mình quyết định viết lại bài viết này để cho các bạn có thể làm được.
 Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn.

Xem thêm

Post Top Ad

Your Ad Spot