Sự có mặt của lập trình hướng đối tượng, đã giúp cho ngôn ngữ PHP trở nên linh động và uyển chuyển hơn rất nhiều so với phương pháp lập trình thủ tục. Với cách viết và làm việc theo hướng đối tượng sẽ phần nào giúp cho mã nguồn của bạn trở nên trong sáng. Và quan trọng nhất vẫn là tính dễ mở rộng, phát triển ứng dụng.
Lập trình hướng đối tượng cũng là bài học quan trọng nhất trong toàn khóa học PHP Nâng cao, vì nó mở ra kiến thức nền cho việc nghiên cứu các kiến thức cao hơn như làm việc với các PHP Framework.
==> Vậy tại sao phải lập trình hướng đối tượng?
Khi chúng ta làm một dự án lớn mà không sử dụng lập trình hướng đối tượng thì rất khó để cùng nhau làm việc. Lập trình hướng đối tượng sẽ giúp ráp code lại với nhanh dễ dàng hơn.
Ngoài ra, đối với phương pháp lập trình thông thường thì việc nâng cấp rất khó khăn.
Tóm lại lập trình hướng đối tượng qua các từ khóa:
+ Dễ mở rộng
+ Dễ nâng cấp
+ Thao tác chuẩn mực
I. Khái niệm:
- Lập trình hướng đối tượng (gọi tắt là OOP - object-oriented programming) là một kĩ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng. Nếu như trước kia là các kiểu lập trình hướng thủ tục, hướng modun,.. thì giờ đây thế giới đang hướng về sử dụng hướng đối tượng. Nếu như trước đây chúng ta lập trình với hướng thủ tục thì sẽ chia thành các hàm để xử lý, thì giờ đây khi sử dụng hướng đối tượng thì chúng ta sẽ chia ra thành các đối tượng để xử lý.VD: Mình sẽ ví dụ với mọi người về một bài toán lấy ra tên tuổi của một nhân viên bằng hai phương pháp:
Lập trình hướng thủ tục.
function getPersonnel()
{
$name = 'Vu Van A';
$age = 32;
return $name . '-' . $age;
}
Lập trình hướng đối tượng -OOP
<?php
class Personnel
{
private $name = 'Vu Van A';
private $age = 32;
public function getPersonnel()
{
return $this->name . '-' . $this->age;
}
}
(*) Thuộc tính (đặc điểm để nhận dạng ra sự vật):
Là những biến được khởi tạo trong một lớp có kèm theo những cơ chế.
(*) Phương thức (hành động):
Là những hàm được khởi tạo trọng một lớp và có kèm theo những cớ chế.
(*) Lớp (Tổng hợp đóng gói):
Là sự đóng gói các phương thức và thuộc tính với nhau.
(*) Đối tượng:
Là sự thể hiện lại của một lớp.
II. Ưu điểm
-Vì lập trình hướng đối tượng ra đời sau nên nó khắc phục được tất cả các điểm yếu của các phương pháp lập trình trước đó. Cụ thể nó các ưu điểm sau:- Dễ dàng quản lý code khi có sự thay đổi chương trình.
- Dễ mở rộng dự án.
- Tiết kiệm được tài nguyên đáng kể cho hệ thống.
- Có tính bảo mật cao.
- Có tính tái sử dụng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét