Cách kiểm tra mã nguồn của một website - ICTsharing - Blog chia sẻ kiến thức về ICT

Hot

Post Top Ad

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Cách kiểm tra mã nguồn của một website


Đã bao giờ bạn truy cập vào website nào đó mà tự đặt câu hỏi? website này làm bằng mã nguồn mở nào? hay sử dụng ngôn ngữ nào để lập trình ra nó? Đặt ra mấy câu hỏi tò mò này chắc chỉ giành cho dân thiết kế website như mình. Ok không sao, nếu ai đó cần thì sử dụng nhé, ngược lại đây là cuốn nhật ký mình viết lại để khi cần sử dụng cho tiện.

Như các bạn đã biết, hiện này có rất nhiều website được thiết kế ra nhìn rất mượt mà và sành điệu tưởng chừng như mắc lắm, những thực chất nếu sử dụng bằng các mã nguồn mở (CMS) thì chi phí rẻ bèo. Thậm chí bạn chỉ cần lên một số site chuyên bán theme mua về cài đặt và chỉnh sửa qua chút là đã có site max đẹp rồi.

Hiện nay một số mã nguồn phổ biến như: Joomla, wordpress, Drupal, Xenforo, Opentcart, ... đang làm mưa làm gió và rất chi là tiện khi bạn muốn làm một blog hay một web tin tức, web shop, ... đều có thể nghiên cứu và search các từ khóa kiểu "Hướng dẫn thiết kế web bằng joomla ..." hay " Hướng dẫn thiết kế website bằng wordpress" ... thì có rất nhiều kết quả được tìm thấy sẽ giúp bạn hoàn thành ý tưởng một cách Max đẹp.

Bài viết này hướng dẫn các bạn cách nhận biết xem một website chuyên nghiệp nào đó sử dụng mã nguồn gì? hay sử dụng ngôn ngữ nào để làm nhé?

1. Sử dụng W3Techs để kiểm tra mã nguồn website

Đây là một tool của website W3Techs cho chúng ta biết rất chi tiết và hoàn hảo. W3Techs cho biết rất chi tiết trong mã nguồn website của bạn là nguôn ngữ lập trình gì, mã nguồn website nào, Social, các nước nào truy cập nhiều vào site của bạn.

Ví dụ: Mình check mã nguồn website của mình nhé!





2. Sử dụng WhatCMS để kiểm tra mã nguồn website

Như tên gọi của nó thì tool này chỉ giúp cho chúng ta kiểm tra website đang sử dụng CMS gì, tỉ lệ chính xác của nó lên đến 90%.




3. Dùng tool CMS Detector check mã nguồn website




4. Cách thủ công để kiểm tra mã nguồn website

– Bạn kiểm tra dưới footer của website có ghi thông tin của website hay mã nguồn.

– Nhìn đường dẫn url của website ví dụ: http://domain.com/administrator (màn hình đăng nhập trang quản trị của CMS Joomla); http://domain.com/wp-admin (màn hình đăng nhập của CMS Wordpress)

– Cách đơn giản nhất để phát hiện là show code lên bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+U

(*) Đối với CMS Joomla:
  Ví dụ như mình kiểm mã nguồn đại học ngoại thương, những dấu hiệu nhận biết mình đã khoanh màu đỏ dưới hình.


 (*) Đối với CMS Wordpress:
  
Khi view code sẽ xuất hiện rất nhiều link kiểu ../wp-...../.... như hình dưới.


Tổng kết

Qua các cách trên đối với người không biết nhiều về thiết kế website thì nên sử dụng các tool kiểm tra mã nguồn website online trên. 
Dân thiết kế website thì để nhận biết 2 mã nguồn cơ bản hiện nay như Joomla với wordpress thì không hề khó, chỉ cần thao tác show code lên là biết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad

Your Ad Spot